1. Khái niệm Natri hydroxide
- NaOH (Natri hydroxide) thường được gọi là xút ăn da hay kiềm NaOH là một hóa chất hiện được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như xử lý nước, dệt nhuộm, giấy, xà phòng, chất tẩy rửa, tơ nhân tạo,…
2.Tính chất cơ bản của hóa chất công nghiệp NaOH
- Vật lý: Xút tinh khiết là chất rắn, màu trắng có dạng viên (xút hạt), dạng vảy (xút vảy). Dễ hấp thụ C02 trong không khí, phản ứng mạnh với kim loại. Đặc biệt, mất ổn định khi tiếp xúc với các chất không tương thích, hơi nước, không khí ẩm.
- Hóa học: NaOH phản ứng với các axit và oxit tạo thành muối và nước. Xút phản ứng với các axit hữu cơ tạo thành muối của nó và thủy phân este. Ngoài ra, NaOH còn phản ứng với các cacbon đioxit, các kim loại mạnh, tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.
3. Ứng dụng thực tiễn của NaOH
- Hóa chất dược: NaOH được dùng để sản xuất các sản phẩm có chứa gốc Na (tẩy trắng, chất khử trùng).
- Sản xuất giấy: Xút được sử dụng làm hóa chất để xử lý gỗ, tre, nứa,… làm nguyên liệu sản xuất giấy.
- Sản xuất tơ nhân tạo: NaOH dùng để phân hủy liginc có trong bột gỗ.
- Sản xuất chất tẩy giặt: Xút dùng để phân hủy các chất béo có trong dẫu mỡ của động thực vật để sản xuất xà phòng.
- Dệt nhuộm: NaOH dùng để phân hủy pectins, sáp trong khâu xử lý vải thô.
- Dầu khí: Xút dùng để điều chỉnh độ pH cho dung dịch khoan.
- Chế biến thực phẩm: NaOH giúp loại bỏ các acid béo trong khâu tinh chế dầu thực vật và động vật trước khi sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm.
- Ngành công nghiệp nước: Xút giúp điều chỉnh độ PH, để trung hòa và khử cặn trong đường ống cấp nước.
4. Một số lưu ý khi sử dụng NaOH
- Đeo đồ bảo hộ trước khi sử dụng xút hãy đeo đồ bảo hộ như găng tay, kính, áo khoác và khẩu trang để bảo vệ cơ thể.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với da, mắt hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nếu lỡ tiếp xúc hãy rửa ngay bằng nước sạch và di chuyển đến cơ sở y tế.
- Nên sử dụng NaOH trong môi trường thông thoáng vì Natri hidroxit phản ứng với không khí ẩm sẽ tạo thành natri cacbonat, gây kích ứng đường hô hấp.
5. Cách bảo quản NaOH tốt nhất
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và sử dụng bình chứa đậy kín.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất không tương thích như các chất oxy hóa, kim loại, acid, kiềm, hơi ẩm.
Xem thêm các hóa chất khác tại: hoachatchinhhang.com